Nguyên lý hoạt động an toàn của hệ thống túi khi trên ô tô
Cách hoạt động của hệ thống túi khi trên ô tô là một kiến thức quan trọng mà những người lái xe nên biết. Mỗi loại túi khí lại có quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo người ngồi trên xe luôn trong điều kiện an toàn nhất
Để dễ dàng hình dung về nguyên lý hoạt động chung của hệ thống túi khí trên xe hơi, ta có thể tóm tắt thành 3 giai đoạn, từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung ra.
- Có một hệ thống điều khiển túi khí chính (ACU) điều khiển hoạt động của các cảm biến (cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,…). Khi va chạm xảy ra, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm. Khi mức độ này vượt quá giá trị quy định của cụm cảm biến túi khí trung tâm, thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
- Ngòi nổ (hay còn gọi là ngòi nổ điện) bao gồm một dây dẫn điện bọc bằng vật liệu dễ cháy, sẽ sản sinh ra dòng điện có cường độ từ 1 đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây. Ngòi nổ này đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí, tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian rất ngắn.
- Khí này giúp bơm căng túi khí để giảm tác động lên người ngồi trên xe, đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau. Điều này giúp giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một tầm nhìn cần thiết để quan sát.
Không
phải túi khí nào cũng sẽ bung ra khi xe gặp va chạm, mà chỉ những túi
khí phù hợp mới được kích hoạt với va chạm tương ứng.
- Đối với túi khí người lái và hành khách:
Hệ
thống túi khí SRS phía trước được thiết kế để kích hoạt ngay nhằm đáp
ứng với những va đập nghiêm trọng phía trước (Trong khu vực màu đỏ giới
hạn bởi mũi tên trong hình).
Túi khí phía
trước sẽ nổ nếu mức độ va đập phía trước vượt quá giới hạn thiết kế,
tương đương với vận tốc va đập khoảng 20 – 25 km/h khi va đập trực diện
vào vật thể cố định không biến dạng. Nếu mức độ va đập thấp hơn giới
hạn, túi khí phía trước có thể không nổ. Tuy nhiên, ngưỡng này sẽ cao
hơn đáng kể nếu xe ô tô đâm
vào vật thể có thể dịch chuyển như xe đang đỗ, cột mốc hoặc biến dạng
khi va đập vào những vật thể nằm dưới mũi xe và sàn xe hoặc khi đâm vào
gầm xe tải.
Túi khí phía trước sẽ không nổ, nếu xe ô tô va đập ở bên sườn hoặc phía sau, hoặc xe bị lật, hoặc va đập phía trước với tốc độ thấp.
Túi khí phía trước có thể nổ nếu xảy ra va đập nghiêm trọng ở phía gầm dưới xe.
- Đối với túi khí bên và túi khí bên phía trên:
Túi khí bên
và túi khí bên phía trên (chỉ ở phía trước) được thiết kế để hoạt động
khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn. Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở
sườn xe (như trong hình) nhưng không ở khu vực khoang hành khách, thì
túi khí bên và túi khí bên phía trên có thể không nổ.
Túi khí bên
và túi khí bên phía trên (cả ở trước và sau) được thiết kế để hoạt động
khi phần khoang xe bị đâm từ bên sườn xe hoặc tai sau của xe. Khi xe va
đập trực diện hoặc chéo vào thành bên (như trong hình) nhưng không
thuộc khu vực khoang hành khách, thì túi khí bên và túi khí bên phía
trên có thể không nổ.
Túi
khí bên và túi khí bên phía trên sẽ không nổ khi va đập từ phía trước
hoặc phía sau, hoặc bị lật, hoặc va đập bên với tốc độ thấp.
Bên
cạnh đó, lưu ý khi giảm va đập cho trẻ nhỏ khi chúng ngồi trên xe cũng
rất cần thiết. Không bao giờ được lắp hệ thống giảm va đập cho trẻ nhỏ
quay về phía sau nghế vì lực bung nhanh của túi khí có thể khiến trẻ bị
thương hoặc tử vong. Phải bố trí hệ thống giảm va đập cho trẻ nhỏ hướng
ra phía trước trên ghế hành khách trước. Luôn dịch sát ghế ra phía sau
vì lực bung ra của túi khí có thể làm trẻ con bị thương nặng hoặc có thể
tử vong.
Mời Quý khách tham khảo thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét